Lý do giá nhà quá cao
Sự góp mặt của NickQTran - nhà sáng tạo các video "triệu lượt xem" về bóng đá trên TikTok khiến khán giả thích thú vì anh từng khoác áo đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự FIBA 3x3 U18 World Championships tại Hungary.Xe tải lớn vượt ẩu tại khúc cua, suýt gây tai nạn liên hoàn
Nhiều ý kiến đổ tại căng thẳng, có thể do mối quan hệ không hạnh phúc khiến anh căng thẳng.
Bi kịch chồng chất, rating 'Nữ hoàng nước mắt' sụt giảm
Lễ dâng hương các chiến sĩ biệt động được tổ chức trang trọng tại căn nhà số 499/20 Cách Mạng Tháng Tám, P.13, Q.10, TP.HCM. Ngôi nhà này trước đây là gara xe phục vụ hậu cần - kỹ thuật cho lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Hằng năm, vào ngày mùng 6 tết, gia đình các thế hệ biệt động Sài Gòn - Gia Định cùng về đây làm lễ giỗ, dâng hương, dâng hoa, tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định đã hy sinh trong các trận đánh vào những cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn năm 1968. Đó là các mục tiêu như đại sứ quán, bộ tư lệnh hải quân, bộ tổng tham mưu, tổng nha cảnh sát, biệt khu thủ đô, khám Chí Hòa, đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất…Tại buổi lễ, ông Phan Xuân Biên, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM cho biết, lực lượng biệt động Sài Gòn trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đặc biệt là trong chiến dịch Mậu Thân 1968 đã anh dũng chiến đấu và hy sinh, đến nay vẫn còn một số chiến sĩ chưa tìm được hài cốt. Lễ giỗ chung cho các anh hùng liệt sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ luôn ghi nhớ những cống hiến to lớn của các chiến sĩ đã hy sinh cho độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Đồng thời, nhắc nhở các thế hệ trẻ không ngừng học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, ra sức cống hiến để xây dựng và phát triển đất nước.Cũng trong sáng cùng ngày, tại Nghĩa trang liệt sĩ TP.HCM (TP.Thủ Đức), Bộ Tư lệnh TP.HCM tổ chức lễ khởi công xây dựng bia tưởng niệm liệt sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định. Đây là hoạt động nhằm giúp các thế hệ trẻ gìn giữ các di tích của lực lượng biệt động, phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt công tác chính sách, phát huy giá trị lịch sử của lực lượng biệt động, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống, lịch sử bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta.
Buổi hợp luyện có sự tham gia của hơn 5.400 cán bộ, chiến sĩ diễn ra tại 4 cụm trên khắp cả nước.Theo ghi nhận của Thanh Niên tại cụm 1 ở Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (xã Đồng Tâm, H.Mỹ Đức, Hà Nội) hơn 1.900 cán bộ, chiến sĩ, sĩ quan, dân quân tự vệ trong 2 khối đứng (sĩ quan hải quân và phòng không - không quân) và 14 khối đi (khối cờ Đảng - cờ Tổ quốc, khối nữ quân nhạc, khối sĩ quan lục quân, khối sĩ quan hải quân, khối sĩ quan phòng không không quân, khối sĩ quan cảnh sát biển, khối nữ sĩ quan thông tin, khối nữ sĩ quan quân y, khối nữ gìn giữ hòa bình Việt Nam, khối chiến sĩ lục quân, khối chiến sĩ tăng thiết giáp, khối chiến sĩ đặc công, khối nữ dân quân miền Bắc, khối hồng kỳ) đã tham gia hợp luyện.Tại đây, cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều khối quân, binh chủng đã tập luyện rất nghiêm túc với quyết tâm góp phần hướng tới thành công trong ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước.Kiểm tra tại buổi hợp luyện, đại tướng Nguyễn Tân Cương biểu dương tinh thần luyện tập của cán bộ chiến sĩ. Đồng thời, cũng chỉ ra những điểm cần lưu ý trong quá trình tập luyện của các khối; yêu cầu tiếp tục chỉnh đốn hàng lối, động tác đúng, đều, đẹp.Theo đại tướng Nguyễn Tân Cương, để chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị thành lập các khối và luyện tập tại đơn vị từ tháng 12.2024."Từ hôm nay đến 30.4 chỉ còn 56 ngày, chúng ta còn cơ động từ Bắc vào Nam, thời gian không còn dài, tôi yêu cầu tất cả các lực lượng tham gia cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Trong đó, các lực lượng phải tiếp tục khắc phục mọi khó khăn, tận dụng mọi thời gian để tổ chức luyện tập. Trong từng ngày phải có kế hoạch huấn luyện hết sức cụ thể", đại tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh.
Những thắng cảnh đẹp dứt khoát phải dừng chân khi bạn ghé thăm đảo Ulleungdo, Hàn Quốc
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.